Seicogroup
  • (+84) 24 22106611
  • |
  • hnsales@seico.vn

LƯU Ý ĐẢM BẢO AN TOÀN CÔNG TRÌNH MÙA MƯA BÃO

LƯU Ý ĐẢM BẢO AN TOÀN CÔNG TRÌNH MÙA MƯA BÃO

  • 06/11/2024

Bão là hiện tượng thiên tai nguy hiểm, gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt các công trình xây dựng đang thi công hoặc đã hoàn thiện rất dễ bị ảnh hưởng. Trong thời điểm nhiều cơn bão mạnh hình thành tại biển Đông và có nguy cơ tác động đến đất liền Việt Nam, để giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa, chúng ta cần lưu ý thực hiện một số biện pháp gia cố vật tư, cơ sở vật chất tại công trường kịp thời. Cùng Seico tham khảo một vài lưu ý để đảm bảo an toàn công trình trước bão trong bài viết dưới đây.

1. Với dự án đang thi công

🔹 Hoàn thiện kết cấu: Đảm bảo lắp đặt đầy đủ các khoang giằng, gian giằng, thanh chống và giằng tạm bằng cáp để tăng cường độ vững chãi cho công trình.

Neo buộc cáp, khung cứng cho kết cấu thép

🔹 Tháo dỡ nếu cần: Nếu không thể hoàn thiện hệ thống giằng, hãy cân nhắc tháo dỡ các phần thi công chưa hoàn thiện để tránh bị gió cuốn bay.

2. Với dự án đang lợp tôn

🔹 Đảm bảo nguyên tắc đối xứng: Việc lợp tôn phải đảm bảo tính đối xứng để phân tán lực gió đều.

🔹Với tôn chưa lợp cần buộc cố định cẩn thận, phòng tránh việc bị gió giật bay.

Chằng buộc tôn mái chưa thi công cẩn thận

🔹 Điều chỉnh độ hở: Độ hở giữa các tấm tôn và các khe hở phải được tính toán kỹ lưỡng để tránh tạo ra hiệu ứng hút gió, gây ra áp lực lớn lên công trình.

🔹 Ngoài ra, có thể sử dụng bao cát để gia tăng độ bám, giữ cho mái tôn không bị lật hay bay trong gió lớn. Cần đặt các bao cát hoặc gạch tại các vị trí dễ bị gió tác động như rìa và góc mái. Tuy nhiên, cần chú ý phân bố đều trọng lượng để tránh gây áp lực quá lớn lên một vị trí nào đó, có thể làm hư hỏng kết cấu mái.

Sử dụng bao cát để gia cố cho tôn mái

3. Với dự án đã hoàn thiện

🔹 Gia cố cửa: Cửa ra vào và cửa sổ cần được chằng chống kỹ lưỡng bằng các vật liệu chắc chắn để tránh bị gió thổi tung.

🔹 Kiểm tra mái nhà: Kiểm tra lại hệ thống mái nhà, đảm bảo không có các bộ phận bị hư hỏng hoặc lỏng lẻo.

 

Tại sao cần thực hiện các biện pháp gia cố, chằng chống kịp thời trước bão?

🔹 Giảm thiểu thiệt hại về vật chất: Việc thực hiện các biện pháp trên sẽ giúp bảo vệ công trình xây dựng, giảm thiểu thiệt hại về vật liệu, thiết bị và thời gian thi công.

🔹 Đảm bảo an toàn cho công nhân: Các biện pháp này cũng góp phần bảo vệ tính mạng và sức khỏe của công nhân làm việc tại công trường.

🔹Tiết kiệm chi phí: Phòng ngừa luôn tốt hơn khắc phục. Việc đầu tư thời gian và công sức để bảo vệ công trình trước bão sẽ giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này.

 

Ngoài một số biện pháp phòng chống trên, các công trường cần chủ động tinh thần ứng phó linh hoạt:

- Theo dõi thông tin thời tiết: Luôn cập nhật thông tin về tình hình thời tiết để có sự chuẩn bị tốt nhất.

- Lập kế hoạch cụ thể: Lập kế hoạch chi tiết các công việc cần làm trước, trong và sau bão.

- Tổ chức tập huấn: Tổ chức tập huấn cho công nhân về các biện pháp phòng tránh và ứng phó với bão.

 

Việc bảo vệ công trình xây dựng khỏi ảnh hưởng của mưa bão là một nhiệm vụ quan trọng. Bằng việc thực hiện đúng các biện pháp trên, chúng ta có thể giảm thiểu thiệt hại về người và của do bão gây ra. 

Tin tức liên quan

(+84) 24 22106611

Liên hệ